Dưới đây là 5 bí quyết giúp bạn tránh mắc lỗi khi viết tiếng Anh. Những bí quyết này đặc biệt hữu ích khi bạn cần viết email hoặc những tin nhắn ngắn trong công việc.
1. Đơn giản mọi thứ
Viết những câu ngắn gọn, rõ ràng. Hãy giới hạn mỗi câu diễn tả một ý, và tránh viết nhiều hơn 15-20 từ trong mỗi câu.
Tránh sử dụng câu bị động.
Dùng trật tự từ SVOMPT trong câu để khiến chúng dễ hiểu hơn.
S = subject: Chủ ngữ
V = verb: Động từ
O = object: Tân ngữ
M = manner: trạng từ chỉ cách thức (ví dụ: how)
P = place: trạng từ chỉ địa điểm
T = time: trạng từ chỉ thời gian
Một số ví dụ sau:
– I like playing tennis in the morning. (Tôi thích chơi tennis vào buổi sáng)
– He drives his sports car fast to work. (Anh ấy lái xe thể thao cho nhanh để đi làm).
Dùng liên từ để giúp người đọc hiểu ý của bạn và thấy được sự liên hệ giữa chúng.
Hãy thận trọng với các danh từ số ít/số nhiều (đếm được/không đếm được), và hãy chắc chắn bạn chia đúng thì của động từ.
Ví dụ
– The two girls were playing in the park. (Hai cô gái đang chơi ở công viên).
– The boy was reading his book. (Cậu bé đang đọc sách).
– The money was lying on the table. (Tiền đang để trên bàn).
Chú ý tới các danh từ chỉ người và tính từ sở hữu.
Ví dụ:
– He loves his mother. (Anh ấy yêu mẹ).
– She respects her father. (Cô ấy kính trọng cha).
– Maria spends time with her friends. (Maria dành thời gian với bạn cô ấy).
(ngược lại với my friends hay your friends)
Lỗi về thì
Trong tiếng Anh, mỗi thì đều có công thức và cách sử dụng riêng nhưng do chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp cơ bản nên sinh viên thường tạo nên những câu sai ngữ pháp.
Ví dụ:
Khi miêu tả một hành động đã xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ thì họ thường xuyên sử dụng thì quá khứ đơn trong khi nhẽ ra phải dùng thì quá khứ hoàn thành. Ví dụ
– ‘Before he went out, he locked the door’ phải được viết lại là ‘Before he went out, he had locked the door.’
Thêm vào đó, sinh viên cũng thường nhầm lẫn công thức giữa các thì. Ví dụ: When he came, we were have dinner. Ở câu này động từ ‘have‘ phải được chuyển thành ‘having‘ vì công thức của thì quá khứ tiếp diễn là: was/ were + V-ing.
Lỗi dùng từ có nghĩa tương đồng
Trong tiếng Anh, từ đồng nghĩa hay từ có nghĩa tương đồng (synonyms) là những từ có nghĩa giống hay tương đương nhau và người ta thường dùng chúng để thay thế cho nhau nhằm tránh lặp từ.
Tuy nhiên, một số từ nếu trong cùng ngữ cảnh (context) mà thay thế cho nhau sẽ làm thay đổi nội dung câu. Do vậy, sinh viên không chuyên năm thứ nhất thường mắc lỗi trong việc tìm đúng từ phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ:
- Các bạn thường viết ‘He has a large mouth’ để miêu tả anh ấy có miệng rộng. Trong trường hợp này từ ‘large’ phải được thay bằng từ ‘big’ vì cụm từ ‘a large mouth’ có nghĩa ‘anh ta là người lắm mồm’. Nếu ta muốn nói miệng của anh ta rộng hay không thì ta phải viết là ‘a big mouth’.
– Her older brother likes playing football.
‘Older’ và ‘elder’ đều là dạng so sánh hơn của tính từ ‘old’, nhưng khi nói đến người anh hay người chị trong gia đình ta dùng ‘elder’.
– My grandfather is old, but he is still strong.
Tính từ ‘strong’ có thể kết hợp với danh từ để mang nghĩa chuyển như trong cụm từ ‘strong wine’, ‘strong wind’, nhưng khi nói đến sức khỏe, chúng ta thường dùng từ ‘healthy’, đặc biệt trong câu này nó đối lập với từ ‘old’.
- thường dùng nhầm từ trong các cặp từ mang nghĩa tương tự nhau như ‘question/ ask’, ‘other/ another’, ‘like/ as’, ‘best/ most’.
Lỗi dùng sai từ loại
Đây có lẽ là loại lỗi thường gặp nhất khi dùng từ viết câu, đặc biệt là những từ mà từ loại của chúng chỉ có sự khác biệt chút ít về cách viết.
Ví dụ:
– I have difficult in learning English -> difficulty
– I usually have a bathe in the morning -> bath
- thường xuyên quên biến đổi động từ thành tính từ bằng cách thêm ‘ed’ vào sau.
Ví dụ: I felt relax -> relaxed
– I was no longer frighten -> frightened
Bên cạnh đó, việc dùng tính từ thay cho trạng từ hay ngược lại cũng là lỗi sai phổ biến khi viết câu.
Ví dụ: …..When necessarily…. -> necessary
Lỗi dùng nhầm từ này với từ khác
Có nhiều từ trong tiếng Anh có cách viết gần giống nhau. Chính vì vậy hiện tượng nhầm lẫn giữa các từ cũng thường xảy ra khi sinh viên nhầm từ này với từ khác vì chúng trông giống với từ mà họ muốn dùng.
Các từ sau đây thường bị nhầm lẫn với nhau: ‘conscience’, ‘conscious’ và ‘conscientious’, nhưng nếu biết cách đưa từ vào trong văn cảnh và ghi nhớ thì sinh viên có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ:
– He had a clear conscience because he knew he hadn’t committed the crime.(Trong câu này, từ ‘conscience’ miêu tả khả năng phán xét hành vi là đúng hay sai, hành vi đó là tốt hay xấu)
– He was conscious of the fact that his associates thought he had taken the money. (Cụm từ ‘be conscious of’ trong câu này có nghĩa là ‘nhận thức được điều gì’.)
– Conscientious lawyers tracked down every clue and collected enough evidence to prove that her client was innocent. (Tính từ ‘conscientious’ kết hợp với danh từ trong ví dụ này chỉ một người cẩn thận và tỷ mỉ.)
và còn một số lỗi khác
Đọc xong bài viết này tôi tin chắc rằng các bạn đã nắm cho mình một số bí quyết nhằm để hạn chế lỗi sai khi viết tiếng anh rồi phải không. Hãy share nếu bạn thấy bài viết này bổ ích và theo dõi để cập nhật những bài viết mới nhất của bên mình nhé.
Chúc bạn thành công