Với mong muốn giúp con phát triển toàn diện, rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã và đang cho con em mình học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Thậm chí nhiều gia đình đã bắt đầu cho trẻ làm quen với tiếng Anh từ lúc các bé chỉ mới bập bẹ gọi ba mẹ. Tuy nhiên, không ít phụ huynh lại tỏ ra lo lắng khi không biết việc cho học Anh văn từ quá sớm liệu có tốt cho trẻ hay không? Và phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả cao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bậc phụ huynh.
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả
Trẻ nên học tiếng Anh từ độ tuổi thiếu nhi
Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider – một chuyên gia ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ cho biết trẻ em tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Vì theo bà, não bộ của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé từ một đến năm tuổi được ví như một miếng bọt biển có thể hút các thông tin xung quanh rất nhanh và nhạy bén. Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này cũng giúp các bé dễ dàng bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ môt đến năm tuổi còn rất ham chơi nên việc bắt con học tiếng Anh chỉ bằng lý thuyết chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia tiếng Anh, phụ huynh nên cho con mình bắt đầu học tiếng Anh từ 4 tuổi là hiệu quả nhất.
Vì thế việc chon lựa phương pháp phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ em là rất quan trọng. Phương pháp được nhiều trung tâm tiếng Anh đã ứng dụng thành công đó là:
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ – CLIL – chuẩn Cambridge
=> Giúp khả năng tiếp thu ngôn ngữ và ghi nhớ của trẻ được kích hoạt tối đa khi trẻ được “Tiếp thu ngôn ngữ một cách thụ động: trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ trong lúc chơi và khám phá, sau đó ghi nhớ ngôn ngữ một cách tự nhiên” chính vì thế các mẹ sẽ không sợ bé học bảng chữ cái và đếm số mãi không thuộc.
=> Giúp bé tự tin giao tiếp tiếng Anh như người bản ngữ
=> Giúp tăng tư duy toàn diện cho bé không chỉ dừng lại ở việc học ngôn ngữ mà còn giúp trẻ phát triển tư duy “mở”, các kĩ năng mềm, tư duy logic, tư duy phản biện